Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

TH true Milk – khác biệt hóa thương hiệu bằng “chất lượng theo cảm nhận”.

Theo nhà quản trị chiến lược thương hiệu người My David Aaker, Perceived Quality (Chất lượng theo cảm nhận) là một trong những thành tố quan trọng tạo nên Brand Equity (Giá trị thương hiệu).

Thời gian gần đây truyền thông đang rất “nóng” với câu chuyện về thương hiệu TH True Milk. Giữa năm 2011, TH True Milk làm các đối thủ “nóng trong người” vì tuyên bố định vị họ là “sữa sạch”. Gần một năm sau, rất nhiều người lại “phát sốt” với tuyên bố của bà chủ TH “Tôi không có đối thủ”. TH True milk bị cho là “ngạo mạn”, “thiếu trung thực” hay “lừa dối người tiêu dùng”. Có một điều cần lưu ý: đây là nhận xét của Hiệp hội sữa Việt Nam, của các đôí thủ và của truyền thông.

Tuy nhiên, khi muốn mua “sữa sạch”, chủ thể quan trọng nhất trên thị trường là khách hàng sẽ tìm đến TH True Milk. Và đây mới là cốt lõi của mọi vấn đề.

Tài liệu truyền thông của bạn có tạo được ấn tượng đúng cho thương hiệu?

Giờ đây chúng ta có thể tập trung tìm hiểu tiêu chí cuối cùng trong ba tiêu chí mà một tài liệu truyền thông market­ing hiệu quả cần phải đáp ứng được - đó là, “Tài liệu truyền thông marketing của bạn có tạo được ấn tượng đúng cho thương hiệu?” Để đạt được tiêu chí này, các tài liệu truyền thông marketing không những cần thu hút sự chú ý của người xem và thỏa mãn những mục tiêu truyền thông cụ thể chính là hai tiêu chí đầu tiên - chúng còn phải đảm bảo cách thực hiện sao cho phù hợp với hình ảnh chiến lược của thương hiệu.


Đối với tất cả các tài liệu truyền thông thương hiệu, kể cả tài liệu quảng cáo mang tính ngắn hạn đi chăng nữa, mục tiêu quan trọng vẫn là gây dựng một hình ảnh độc đáo trong tâm trí khách hàng nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó với họ và hỗ trợ cho các mục tiêu chiến lược của thương hiệu.

Các bài đăng trước đã mô tả chúng ta có thể thúc đẩy và phát triển một hình ảnh thương hiệu tích cực như thế nào thông qua việc xây dựng một hệ thống bản sắc nhận diện thương hiệu dựa trên các tiêu chí chiến lược dài hạn. Tuy nhiên trong loạt bài viết gần đây, chúng ta tập trung vào các tài liệu truyền thông marketing mang tính chiến thuật ngắn hạn. Đôi khi mối liên hệ giữa hai hoạt động truyền thông mang tính chiến lược và chiến thuật nói trên không được tạo lập với một mức độ gắn kết như yêu cầu cần có.

Hình ảnh thương hiệu theo cảm nhận – quá khó để thay đổi

Một trong những nguyên tắc bất biến của marketing là nguyên tắc về cảm nhận. Cụ thể là cảm nhận của con người không thường xuyên thay đổi và một khi đã hình thành, rất khó có thể thay đổi nó. Đáng tiếc thay, trong thế giới marketing và xây dựng thương hiệu, đây lại là một trong những nguyên tắc luôn được “yêu thích” vi phạm.




KFC được biết đến với slogan “Finger lickin’ good” (Vị ngon trên từng ngón tay). Câu định vị này trở thành một trong những câu nói cửa miệng thông dụng. Sau hơn 50 năm, KFC đã quyết định thay đổi nó bằng slogan “So good” (Thật tuyệt).

Cà phê Trung Nguyên và câu chuyện “Tấm ngân phiếu một triệu bảng”



Nhà văn người Mỹ Mark Twain viết một truyện ngắn nổi tiếng mang tên “Tấm ngân phiếu một triệu bảng”. Chuyện kể rằng một thủy thủ Mỹ tên là Henry đến Anh mà không có một xu dính túi. Anh rơi vào một trò cá cược của hai vị đại gia: họ cá với nhau rằng, nếu trao cho anh tấm một ngân phiếu một triệu bảng và anh sẽ sống khỏe mà không phải tiêu xu nào. Henry nhận ngân phiếu một triệu bảng của hai vị đại gia và bước vào một tiệm ăn. Anh để cho chủ quán thấy nó và kết quả là anh không phải chi trả một cắc nào cho bữa ăn của mình. Thế rồi tin đồn lan ra, các thương gia kéo đến tranh nhau bỡ đợ Henry. Họ đã bị lóa mắt về hình ảnh của một anh chàng “giàu có”.

Câu chuyện hư cấu này nói lên một sự thật: con người chúng ta thường bị chi phối bởi một giá trị hình ảnh nào đó đã được cộng đồng thừa nhận. Điều này rất đúng trong thế giới tiêu dùng: nhiều khi khách hàng mua một sản phẩm không hẳn hoàn toàn vì giá trị sử dụng của sản phẩm đó. Dân Mỹ thích Coca hơn Pepsi không phải do vị ngon hơn mà vì Coke đại diện cho văn hóa truyền thống lâu đời của nước Mỹ (slogan của Coca là “Thứ thiệt”). Người Việt nam sẵn sàng trả giá cho xe máy Piagio cao hơn Honda không phải do chất lượng tốt hơn mà do Piagio mang lại cho họ hình ảnh sành điệu hơn, tinh tế hơn.

Starbucks – thương hiệu xuất phát từ trái tim

Cho đến những năm 90 của thể kỷ trước, ngay tại nước Mỹ vẫn chưa ai biết đến thương hiệu cafe Starbucks. Gần 20 năm sau, Starbucks đã nằm trong top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới theo xếp hạng năm 2011 của cả hai tổ chức uy tính nhất toàn cầu về xếp hạng thương hiệu hàng năm là Interbrand và Millward Brown.

Có phép màu gì đằng sau bước nhảy vọt thần kỳ này? nếu bạn có may mắn đọc được cuốn sách “Dốc hết trái tim” (nguyên văn “Pour your heart into it”) của Howard Schult – Chairman của Starbucks, bạn sẽ hiểu tại sao Starbucks đạt được vị thế như ngày hôm nay.

Đối với tôi, có rất nhiều giá trị và cảm xúc đọng lại từ những trang sách này.

Đây là cuốn hồi ký của một tài năng xuất sắc về quản trị chiến lược nhưng bạn sẽ có cảm giác như đọc một cuốn tiều thuyết hấp dẫn từ trang sách đầu tiên cho đến dòng kết cuối cùng. Có quá nhiều điều để kể về cuốn sách này với nhiều cảm xúc muốn chia sẻ. Chỉ riêng về góc độ quản trị về định vị thương hiệu và khác biệt hóa thương hiệu không thôi, Starbucks đã là một bài học kinh điển đáng để các marketers đưa vào làm sách gối đầu giường.

Chiến lược kinh doanh và vai trò của Chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu là một trong những công cụ quan trọng để hiện thực hóa chiến lược kinh doanh. Nói cách khách, để xây dựng Chiến lược khác biệt hóa thương hiệu, ngoài tầm nhìn và triết lý thương hiệu, chiến lược kinh doanh là một “đầu vào” không thể thiếu.

Không phải ai cũng đồng ý với quan điểm này. Có lần khi tiếp xúc với chúng tôi, một doanh nghiệp lớn có tên tuổi tại Việt Nam đã chia sẻ rằng họ xây dựng thương hiệu mà không cần xem xét đến chiến lược kinh doanh. Họ cho rằng chiến lược kinh doanh luôn thay đổi nên định vị thương hiệu chỉ cần dựa vào tầm nhìn và triết lý thương hiệu là đủ.

Thay vì tranh luận đúng sai hai quan điểm trái ngược nhau này. Chúng ta cùng xem xét một số ví dụ thực tế sau.

Language Link thay đổi chiến lược kinh doanh

Tái định vị thương hiệu không có nghĩa từ bỏ giá trị cốt lõi



Tại sao phải tái định vị khi thương hiệu đã “định vị” cho mình một hướng đi, đã xác định cho mình chiến lược khác biệt hóa bền vững?

Có rất nhiều lý do. Một trong những lý do quan trọng nhất là môi trường kinh doanh ngày nay đang thay đổi rất nhanh. Trong một thế giới phẳng, một lý thuyết hôm qua đang đúng, hôm sau cần phải điểu chỉnh mới theo kịp thực tế. Một thương hiệu có thể năm trước đang trong top dẫn đầu thị trường, năm sau có thể đã biến mất.

Từ vị thế là thương hiệu số một trong ngành máy ảnh (dùng phim), chỉ vì không đi kịp theo xu thế của máy ảnh kỹ thuật số, ngày nay thương hiệu lừng lẫy Kodak đã gần như biến mất.

Kodak thất bại vì không kịp "tái định vị" bản thân

Cách đây khoảng ba năm, Nokia là thương hiệu thống trị gần như tuyệt đối thị trường điện thoại di động. Khủng hoảng đến rất nhanh. Cuối năm 2012, Nokia đã phải bán cả trụ sở chính tại Phần Lan để có tiền đối phó với đà tụt dốc không phanh về vị thế thương hiệu của mình. Lý do chính là Nokia đã không kịp “tái định vị” để trở thành thương hiệu dẫn đầu trên phân khúc smartphone, sân chơi vô cùng béo bở giờ đây gần như đã là lãnh địa riêng của Iphone, Samsung và một phần nào đó là Blackberry.

Những phương thức sáng tạo mẫu logo hiệu quả

Đối với hầu hết thương hiệu, mẫu logo là yếu tố cốt lõi của hệ thống bản sắc nhận diện. Không một yếu tố nào khác trong hệ thống bản sắc nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp lại được sử dụng nhất quán như mẫu logo, được thể hiện trên rất nhiều loại hình phương tiện truyền thông khác nhau, được chế bản với nhiều công nghệ in ấn khác nhau và với nhiều kích cỡ khác nhau. Chuỗi nhà hàng ăn nhanh KFC thậm chí còn tạo hình mẫu logo thương hiệu trên một diện tích đất rộng 8.000 mét vuông tại khu sa mạc miền Tây nước Mỹ để logo có thể hiển thị được trên những tấm hình chụp từ vệ tinh.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Starbucks và các “bạn diễn” trên sân khấu Việt

Vào một sáng mùa đông lại lẽo tại một nhà ga tàu điện ngầm ở thủ đô Washington DC, có một người nghệ sỹ dương cầm nhẫn nại kéo đàn với một chiếc mũ để trước mặt. Người qua lại rất đông. Sau 45 phút, chỉ có vài người dừng lại chốc lát xem vì tò mò rồi đi ngay. Tổng cộng ông nhận được $32 US.

Người nghệ sỹ lặng lẽ thu xếp đồ đạc, rảo bước vào cổng nhà hát Boston cách đó không xa. Tại đây, mỗi khán giả phải trả $100 US để được xem ông biểu diễn. Tên ông là nghệ sỹ vilolin danh tiếng thế giới Joshua Bell. Với một buổi biểu diễn như vậy, ông được trả hàng chục ngàn đô la.

Thực ra đây là một cuộc thử nghiệm do tờ Washington Post thực hiện để đánh giá Perception (cảm nhận) của con người về thế giới quanh họ. Kết quả nói lên rằng: giá trị nhiều khi được quyết định không phải bởi giá trị sử dụng. Nhiều người đã hờ hững rảo bước qua người “nghệ sỹ hát rong” Joshua Bell tại ga điện ngầm. Bao nhiêu trong số họ sau đó đã mua vé rất đắt cho buổi biểu diễn của “nghệ sỹ danh tiếng” Joshua Bell tại nhà hát Boston?

Sự khác nhau về cảm nhận ở đây có lẽ không còn ở chất lượng âm nhạc, mà là tên tuổi của người biễu diễn. Và ở góc nhìn quản trị thương hiệu, tên thương hiệu nhiều lúc đã trở thành yếu tố quyết định đến hành vi khách hàng thay vì chất lượng thật của sản phẩm.

Đối thoại với Thương hiệu

Tôi thường suy nghĩ và viết về sự tương đồng giữa thương hiệu và con người. Gần đây, khi nghiên cứu về cách thức con người giao tiếp thông qua đối thoại thông thường, tôi đã hiểu thêm về nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng nói trên. Hoá ra, những cuộc hội thoại mà chúng ta vẫn có với nhau hàng ngày phức tạp hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ.

Chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta chỉ đơn thuần truyền tải thông tin khi trò chuyện. Tôi có điều muốn nói nên tôi nói điều đó và bạn hiểu điều tôi nói. Đôi khi bạn có vẻ không hiểu điều tôi muốn nói, vì thế tôi nói lại điều đó một lần nữa. Theo một cách khác hay với âm lượng lớn hơn.


Nghe có vẻ giống cách chúng ta sử dụng công cụ quảng cáo ?

Theo Giáo sư Dalton Kehoe, một học giả lâu năm về lĩnh vực giao tiếp của trường đại học York (Toronto, Canada), từ những năm 50, các nhà tâm lý học giao tiếp đã nhận thấy cách thức chúng ta giao tiếp với nhau thú vị hơn nhiều so với việc truyền đạt thông tin. Ngay khi còn là những đứa trẻ sơ sinh, chúng ta bắt đầu tìm hiểu nhận thức về bản thân thông qua lời nói rồi sau đó sử dụng nó để diễn tả thứ mình muốn, từ một ngụm sữa ấm cho đến một chiếc tã mới. Khả năng diễn đạt của chúng ta phát triển thành việc xây dựng các mối quan hệ và nhiều vấn đề khác nữa.

Khác biệt hóa thương hiệu bằng tái định vị đối thủ cạnh tranh

Tái định vị đối thủ cạnh tranh là một trong những chiến lược khác biệt hóa được áp dụng khi một thương hiệu có những lợi thế cạnh tranh nhất định nhưng chưa được khai thác hoặc lợi thế cạnh tranh này, do một lý do nào đó, bị khách hàng hiểu là thuộc về đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, tái định vị đối thủ cạnh tranh là một chiến lược truyền thông thương hiệu khôn ngoan khi đối thủ đang trên đường đánh mất lợi thế cạnh tranh.

Ô liu Tây Ban Nha tái định vị Ô liu Italia

Tây Ban Nha là nước xuất khẩu ô liu lớn nhất thế giới, tiếp theo là Italia với sản lượng chỉ bằng nửa sản lượng của Tây Ban Nha. Những rắc rối là ở chỗ trên thị trường khách hàng đều nghĩ là Italia là thương hiệu số một về dầu ô liu. Nguyên nhân là do người Ý nhập khẩu ô liu từ Tây Ban Nha, sau đó đóng hộp thành phẩm và bán ra dưới nhãn hiệu “made in Italia”.

10 lời khuyên khi nền kinh tế khó khăn

Mùa xuân ấm áp đang tràn về khắp New York và những dấu hiệu phục hồi từ cuộc khủng hoảng kinh tế hồi năm 2008 đang “đâm chồi” khắp nơi. Nhưng với góc nhìn từ Hà Nội, thành phố mà tôi mới rời đi mấy tuần trước, mọi thứ vẫn khá ảm đạm. Vậy các doanh nghiệp có thể làm gì để phát triển thương hiệu trong bối cảnh này? Dưới đây là 10 lời khuyên có thể hữu ích cho các doanh nghiệp.



Theo giáo sư Rosemary Peavler, Chủ bút mục Tài chính Kinh doanh trên trang About.com, 16 trong số 30 doanh nghiệp góp mặt trong chỉ số Dow Jones hiện tại khởi nghiệp từ những thời kỳ khủng hoảng. Vậy, thay vì “nằm chờ” như nhiều đối thủ cạnh tranh khác, phương án khôn ngoan nhất mà bạn có thể thực hiện lúc này chính là chuẩn bị sẵn sàng để “lên dốc”. Khi nền kinh tế phục hồi trở lại, bạn cũng sẽ sẵn sàng chiếm những ưu thế nhất định. Bạn sẽ phải đối mặt với ít đối thủ hơn trên con đường đó, và khách hàng, những người cũng chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, cũng sẵn sàng thay đổi hơn. Đây là thời điểm cân nhắc ra mắt những sản phẩm và dịch vụ mới cũng như cách thức tiếp cận đối tượng khách hàng cũ và mới bằng các phương thức truyền thông có trọng tâm hơn.

Tận dụng Cảm xúc Thương hiệu

Càng làm việc với nhiều thương hiệu, tôi càng nhận thấy chúng cũng giống con người. Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định tính tương đồng giữa thương hiệu và con người. “Cha đẻ” của những nghiên cứu này là một cuộc khảo sát được tiến hành bởi công ty quảng cáo Y&R của Mỹ trên hơn 120.000 người tiêu dùng ở 33 quốc gia, trong đó có cả châu Á. Kết quả cho thấy người tiêu dùng có liên tưởng rõ ràng giữa thương hiệu với những nét tính cách, và với những thương hiệu càng mạnh, tính cách càng sắc nét. Với vai trò giám đốc điều hành của một doanh nghiệp tư vấn phát triển và truyền thông thương hiệu, tôi hoàn toàn có lý do quan tâm đến đề tài này. Cơ sở làm việc của chúng tôi chính là một tính cách thương hiệu cạnh tranh.


Các đặc điểm cảm tính tạo nên tính cách, vì thế thời gian gần đây, tôi bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về khía cạnh này. Tôi đã từng nghĩ chúng ta sử dụng trí tuệ để vạch ra những hành động lý trí, có chủ đích, và cảm xúc là cho các vấn đề khác chỉ xảy ra với chúng ta. Nhưng hoá ra giữa hai phạm trù này có một khoảng cách rất lớn, bị chi phối bởi cảm xúc con người.

Sáng tạo là nói điều ai cũng biết

Các bức hoạ của Picasso thường rất đắt. Bức đắt nhất có giá đến 106 triệu USD. Mỗi nét cọ sáng tạo của ông đều “vẽ” ra tiền ra bạc. Người ta đổ hàng đống tiền để khuân về một bức vẽ của Picasso. Nhưng trừ một số ít người trong giới chuyên môn liệu có mấy người hiểu được thông điệp ông vẽ gì? Không quan trọng. Người mua sẵn sàng trả rất nhiều tiền vì tác giả của nó là Picasso.

Sáng tạo của tác phẩm nghệ thuật khác với sáng tạo các “tác phẩm” truyền thông marketing.

Một sản phẩm quảng cáo, bất kỳ dưới hình thức nào, dù đó là TVC, print ads hay một tấm billboard đều phải đặt ra mục tiêu tối thượng: giá trị cốt lõi của thương hiệu được thể hiện một cách sáng tạo nhưng phải dễ hiểu đối với khách hàng.

Khách hàng sẵn sàng mua một tác phẩm hội hoạ cho dù không hiểu. Nhưng khách hàng sẽ không mua sản phẩm khi họ không hiểu giá trị mang lại của sản phẩm đó là gì. Sáng tạo trong hoạt động marketing nhiều lúc “khó” hơn hoạt động sáng tạo nghệ thuật chính vì điều này. Những người làm nghề sáng tạo thương hiệu vừa phải biết “bay” trên mây với những ý tưởng “out-of-the box” vừa phải có đầu óc thực tế để giữ “hai chân trên mặt đất”.

Phi lý trí - các bài viết hay về thương hiệu

Ngành xe hơi nước Mỹ vô cùng biết ơn Henry Ford – người sáng lập thương hiệu xe Ford. Chiếc xe Ford đời T-model của đã mang lại cho nước Mỹ cuộc cách mạng: người bình thường có thể sở hữu chiếc xe cơ giới giá cả bình dân thay thế phương tiện xe ngựa truyền thống.


Đừng vội hắt hủi công cụ nghiên cứu thị trường. Cũng đừng cả tin bắt chước ngay Ford.

Các thương hiệu vẫn phải triển khai nghiên cứu thị trường để biết insights (suynghĩ, mong muốn, kỳ vọng) của khách hàng. Tuy nhiên đừng để rơi vào cái bẫy “chạy theo” những gì nghe được từ phía khách hàng chia sẻ. Có nhiều lý do để giải thích sự vênh nhau giữa những gì họ “nói” và “làm”: sự thiếu khéo léo của moderator khi phỏng vấn, bị ''dẫn dắt” bởi ý kiến chia sẻ của những người trước đó hay đơn giản là trả lời “yes” về một câu hỏi nào đó để tỏ ra mình có hiểu biết.

Cơ hội nào cho thương hiệu “vai phụ”?


Trong điện ảnh, luôn hiện hữu những nhân vật theo hình mẫu “người hùng”. Họ thường là nhân vật chính diện được ngợi ca và mê hoặc khán giả. Jame Bond trong “Điệp viên 007”, Ethan Hunt trong “Nhiệm vụ bất khả thi” hay Gia Cát Lượng trong “Tam Quốc” là những thỏi nam châm tạo nên các “bom tấn” của môn nghệ thuật thứ bảy.

Trong điện ảnh, cũng không thể thiếu những nhân vật phản diện. Những “vai phụ” làm nền cho các vai người hùng. Chu Du từng ngửa mặt than “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng”. Khán giả theo dõi siêu phẩm đồ sộ Tam Quốc có chung nhận xét: không có Chu Du mưu lược hơn người để đấu trí làm sao Gia Cát Lượng có đất để thăng hoa trí tuệ siêu phàm?

Người xem thường có cảm xúc trái chiều với nhân vật phản diện. Họ ghét, sợ, thậm chí đôi lúc ngưỡng mộ các nhân vật này. Điểm chung về mặt truyền thông giữa nhân vật chính diện người hùng và nhân vật phản diện của các tác phẩm điện ảnh thành công: họ luôn được khán giả nhớ đến. Thậm chí có nhiều trường hợp nhân vật phản diện còn gây được ấn tượng mạnh mẽ hơn.

The King of Copywriting



Để viết hay, hấp dẫn người đọc đòi hỏi rất nhiều yếu tố: một đề tài hay, lỗi dẫn dắt văn phong cuốn hút, câu chữ súc tích dễ hiểu. Nhưng tất cả sẽ không có mấy ý nghĩa nếu thiếu đi một creative concept (ý tưởng sáng tạo). Đây chính là phần hồn dẫn dắt để giúp một bài viết có sự quyến rũ của một story (câu chuyện). Ai chả thích “đọc truyện” cơ chứ! Một câu chuyện hay vẫn gây tò mò hơn là một bài viết học thuật. Nhỉ?


Như thế nào là một creative concept cho một bài viết? thay vì giải thích câu chữ loằng ngoằng nhức đầu, tôi xin lấy một ví dụ sau.

Bộ não và Thương hiệu

Những người làm marketing không phải là những người duy nhất nghĩ rằng cảm nhận chiếm tới 99% hiện thực. Theo như nhà vật lý Albert Einstein, “Hiện thực chỉ là một ảo tưởng, mặc dù đó là một thứ ảo tưởng dai dẳng.” Hiện tại Michio Kaku, một nhà vật lý đương đại cùng với nhiều đồng nghiệp trong một cộng đồng liên ngành về khoa học, chăm sóc sức khỏe và tâm lý học, đang khám phá xem thực tại có thể bất định đến thế nào. Những điều họ mô tả có những ý tưởng quan trọng ảnh hưởng tới suy nghĩ của chúng ta về thương hiệu và truyền thông thương hiệu.

Trong cuốn sách “Tương lai của Trí óc”, Kaku đưa chúng ta từ những chi tiết vật lý nhỏ nhất của trí óc đến những vùng xa xôi nhất của vũ trụ, một chuyến đi bí ẩn kì quặc trở nên dễ hiểu bằng những đoạn phim và những bất ngờ về văn hóa, xây dựng nên một học thuyết về nhận thức trong không gian – thời gian phù hợp tuyệt đối với quy luật liên khối không gian – thời gian của Einstein. Điều này nghe có vẻ phức tạp, nhưng các bạn đừng vội bỏ qua.

Xây dựng thương hiệu mạnh của doanh nghiệp

Trường hợp của Coca – cola là một điển hình. Để có thương hiệu Coca - Cola danh tiếng, được đánh giá với mức xấp xỉ 70 tỉ USD và là thương hiệu có giá trị lớn nhất trong số 100 thương hiệu mạnh nhất Thế giới vào năm 2002, Hãng này đã phải có lịch sử phát triển hàng trăm năm, kể từ năm 1886.
Thế nhưng, rất tiếc là hiện nay ở nước ta vì nhiểu lý do, còn không ít cả nhân, tổ chức và doanh nghiệp có quan niệm hết sức đơn giản về quá trình này, Một số, chỉ tập trung vào việc vội vàng thiết thế các bộ phận khác nhau của thương hiệu (tên gọi, biểu trưng, khẩu hiệu v.v..) rồi đưa nhau đi đăng ký bảo hộ và … chấm hết, không cần quan tâm xem xét sản phẩm, dịch vụ của mình ra sao. Một số khác, cũng với những hành vi như vậy và có một chút tiến bộ hơn là chú trọng đến việc quảng bá thương hiệu nhưng nhìn chung là không có một chủ đích rõ ràng, thiếu sự đầu tư thích đáng và thiếu tính chuyên nghiệp. Và thật trớ trêu là tất cả họ đều đã yên chí rằng mình đã có thương hiệu, thậm chí còn mơ rằng đó sẽ là thương hiệu mạnh.

10 LỐI SUY NGHĨ GIÚP CẢI THIỆN DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

Thành công là việc mà tất cả những người theo đuổi sự nghiệp đều khao khát; nhưng không phải ai cũng đạt được -- ít nhất đạt được thành công như bạn mong muốn. Tại sao một số doanh nhân thành công, còn số khác thì không?
 
Điều này có liên quan đến tất cả mọi thứ, từ thói quen, niềm tin, sự đam mê, đến khả năng linh hoạt và thái độ. Thông thường, không có sự khác biệt lớn nào về khả năng giữa doanh nhân này và doanh nhân kia, bởi vì mỗi người có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Điều mấu chốt nằm ở chính lối tư duy suy nghĩ của bạn. Dưới đây là 10 lối suy nghĩ giúp bạn dễ đang vươn tới sự thành công hơn.

BẠN CÓ THỰC SỰ BIẾT LẮNG NGHE?

Bạn có phải là người biết lắng nghe? Hầu như mọi người đều nghĩ như vậy. Nhưng tôi sẽ cho bạn biết một bí mật: Sự thật là hầu hết trong chúng ta không thực sự biết lắng nghe đâu.
 
Bạn không tin tôi ư? Hãy thử một thí nghiệm như sau. Hãy tới cửa hàng tạp hóa, bưu điện, hoặc nhà hàng yêu thích của bạn - bất cứ nơi nào mà mọi người tương tác với nhau - và lắng nghe các cuộc đàm thoại xung quanh bạn. Bạn sẽ thấy , hầu hết chúng ta nghĩ rằng việc lắng nghe là điều tự nhiên như hơi thở. Chúng ta nghe những gì người khác nói, và sau đó trả lời như một quả bóng tenis được đánh qua lại qua lưới. Nhưng trong thực tế, rất ít người biết lắng nghe một cách hiệu quả, phần lớn trong số họ đã được đào tạo chuyên nghiệp. Nếu trở thành một trong số họ, bạn sẽ thành công hơn khi tương tác với mọi người trong mọi tình huống.

BÍ QUYẾT TRỞ THÀNH “CHUYÊN GIA” GIAO TIẾP BẰNG ÁNH MẮT

Từ trước đến nay, chúng ta đều biết giao tiếp bằng mắt hiệu quả có thể giúp bạn để lại ấn tượng đầu tiên tuyệt vời trong mắt đối phương. Nhưng làm thế nào để chắc chắn rằng bạn đang sử dụng loại hình giao tiếp phi ngôn ngữ này một cách hiệu quả? Hãy cùng Saga tham khảo những lời khuyên đơn giản sau đây để trở thành một “chuyên gia” giao tiếp bằng mắt.
 

8 PHẨM CHẤT CẦN CÓ Ở NHỮNG NHÂN VIÊN XUẤT SẮC

Những nhân viên giỏi nhất thường có tính cách khác với số đông, đôi khi họ hơi kỳ quặc. Tuy nhiên, chính cá tính lập dị của họ là chất xúc tác cho những thay đổi lớn trong tổ chức, làm cho công việc bớt đơn điệu, nhàm chán và trở nên thú vị hơn.
 
Những nhân viên xuất sắc không ngại trở nên khác biệt so với người khác và họ sẵn sàng vượt qua những rào cản, sự bảo thủ, thách thức sự tự mãn để tìm ra những ý tưởng mới. Tuy nhiên, để biến tính cách lập dị của mình trở thành những phẩm chất tích cực, các nhân viên này cần có thêm những phẩm chất sau.

9 HÌNH MẪU TÍNH CÁCH CỦA NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG

Việc khởi sự và phát triển hoạt động kinh doanh của riêng bạn luôn đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Và để có thể vươn tới thành công, bạn còn cần phải có năng lực và tính cách của một nhà lãnh đạo. Hãy quan sát những phẩm chất dưới đây xem bạn thuộc nhóm nào và tìm xem bạn cần bổ sung cho mình những phẩm chất nào. Liệu bạn có phải là Bill Gates – một người có tầm nhìn bao quát, hay là nhà cải cách như Anita Roddick – người sáng lập The Body Shop?
Phẩm chất doanh nhân là nét đặc trưng cá nhân và thể hiện tính cách của bạn, đồng thời chúng cũng “pha trộn” con người bạn với các nhu cầu của hoạt động kinh doanh. Khi bạn hiểu được bản thân có những phẩm chất nào, bạn sẽ có thể cống hiến cho công việc phần tinh túy và ưu việt nhất của mình. Bên cạnh đó, hãy cố gắng tận dụng sự giúp đỡ của người khác trong những lĩnh lực mà bạn thấy mình không chuyên sâu lắm.
Nào, giờ thì bạn hãy thử tự đánh giá năng lực bản thân và tìm hiểu cách bạn điều hành công ty của mình theo hình mẫu nào?

10 HÀNH ĐỘNG CỦA CƠ THỂ GIÚP BẠN ĐƯƠNG ĐẦU VỚI KHÓ KHĂN

Bạn là người kiểm soát cơ thể mình, nhưng cơ thể cũng có thể chi phối con người bạn. Những cử chỉ, tư thế đơn giản góp phần ảnh hưởng tới cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và thực hiện công việc.  Dưới đây là 10 cách thú vị mà các hành động cơ thể có thể giúp bạn đương đầu với khó khăn.

1. NẰM XUỐNG ĐỂ SUY NGHĨ SÁNG TẠO

Theo Tiến sĩ Darren Lipnicki, giáo sư Đại học Quốc Gia Úc, nằm xuống thư giãn có thể đem lại những đột phá sáng tạo. “Chúng ta có những suy nghĩ sáng tạo nhất khi đang nằm ngửa,” ông khẳng định. Một trong những lí do là chất noardrenaline được sản sinh khi con người đứng. Chất này có thể cản trở khả năng suy nghĩ sáng tạo của con người.”
Vì thế, bây giờ bạn có một lí do tuyệt vời để nằm xuống, thả lỏng cơ thể và suy nghĩ.

BỐN BÀI HỌC KINH DOANH BẠN CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC TỪ BỘ PHIM TRÒ CHƠI VƯƠNG QUYỀN

Bộ phim truyền hình đinh đám của kênh HBO “Trò chơi vương quyền”, đã mê hoặc hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới thông qua cuộc chiến giành ngôi báu sắt, đạt kỷ lục 14.2 triệu lượt xem mỗi tập, và nằm trong danh sách phim truyền hình nổi tiếng nhất trên Internet. Với dàn diễn viên hơn 250 người, “Trò chơi vương quyền” đã chi 50-60 triệu đô la cho mỗi tập phim, và hiện nay đang được trình chiếu trên 75 quốc gia. 
Kết thúc của mùa chiếu thứ tư đã giải đáp rất nhiều câu hỏi của người xem, cũng như tiếp tục mở ra nhiều điều khác. Tyrion Lannister vẫn còn sống, trong khi bố và người yêu cũ đã chết, và Bran cuối cùng đã tìm ra con quạ ba mắt. Tuy nhiên, cốt truyện và lời thoại không phải là điều ấn tượng duy nhất mà “Trò chơi vương quyền” mang lại. Bộ phim không chỉ là sự giải trí – các tuyến nhân vật trong Bảy phụ quốc còn dạy chúng ta một vài bài học về kinh doanh.
Với sự giúp đỡ của Kate Connors, quản lý kinh doanh của Media & Communication Strategies, một công ty truyền thông tại Washington, chúng tôi đã cùng đúc kết được bốn bài học về kinh doanh từ bộ phim đình đám này.

4 YẾU TỐ “LÀM THUI CHỘT” TIỀM NĂNG SÁNG TẠO CỦA BẠN

Trong một kỷ nguyên của những ý tưởng với những cơ sở vật chất và phương tiện truyền thông hiện đại có thể lan truyền các ý tưởng mới với tốc độ “tên lửa” thì việc trở thành một doanh nhân, một người sáng tạo thật thú vị. Chúng ta có vô vàn cơ hội để biến đổi, phát triển, và kết nối. Các công cụ hiện có với giá cả phải chăng cũng giúp bạn tiếp cận khán giả một cách trực tiếp hơn bao giờ hết. 
Tuy nhiên, tất cả những yếu tố tuyệt vời này cũng có những mặt trái gây phiền hà. Mức độ chú ý đang dần bị thu hẹp lại. Thế giới đang tràn ngập các nội dung, khiến khách hàng choáng ngợp. Một ý tưởng chỉ tốt thôi là chưa đủ, nó cần phải thực sự nổi bật mới thì mới được mọi nguời chú ý và ghi nhớ.
Để có thể cho ra đời những ý tưởng nổi bật như vậy, đòi hỏi các doanh nhân, phải không ngừng sáng tạo. Tuy nhiên, tiềm năng sáng tạo của bạn lại rất dễ bị “thui chột” bởi rất nhiều yếu tố trong cuộc sống.  Dưới đây là bốn điều lớn mà có thể giết chết khả năng sáng tạo của bạn:

BÀI HỌC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Xây dựng thương hiệu là một nhiệm vụ quan trọng mà mọi doanh nghiệp muốn thành công đều phải thực hiện.
Khi hoàn thành tốt việc xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp sẽ gieo vào tâm trí khách hàng những suy nghĩ và hình ảnh tốt đẹp về  thương hiệu để đảm bảo chắc rằng thương hiệu của bạn sẽ khác biệt và tốt hơn các đối thủ cạnh tranh.
Hãy tưởng tượng, thương hiệu của bạn giống như một bức tranh và bạn chính là người chủ động tạo ra phần lớn bức tranh thương hiệu ấy. Tuy nhiên, các đối tác, bao gồm khách hàng, các kênh truyền thông, thông tin truyền miệng…cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện bức tranh này. Vì không chỉ có bạn, hình ảnh thương hiệu còn được hình thành bởi trái tim và khối óc của khách hàng, đối tác- những người hoạ sỹ tự do cũng góp phần làm nên bức tranh thương hiệu tổng thể nhưng bạn lại khó lòng kiểm soát họ. Do đó, bạn cần phải xây dựng cho thương hiệu của mình một cấu trúc nền móng vững chắc làm tiền đề cho việc phát triển thương hiệu lâu dài..

Bài học về định vị thương hiệu từ những 'vết xe đổ'

Bán thêm những mặt hàng khác tại Pizza Hut là điều tệ, nhưng tệ hơn cả là việc đổi tên Pizza Hut thành The Hut.
Tái định vị thương hiệu thường được coi là một chiến lược kinh doanh phổ biến và trong nhiều trường hợp, sự thay đổi này là điều buộc phải làm khi các doanh nghiệp muốn phát triển. Tuy nhiên, nếu chiến lược này bị hoạch định sai, có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chúng ta sẽ bắt gặp 1 vài công ty danh tiếng và quen thuộc trong danh sách này.
1. Pizza Hut: Quyết định sai lầm khi đổi thành The Hut
Hình ảnh Bài học về định vị thương hiệu từ những 'vết xe đổ' số 1
Pizza Hut là chuỗi nhà hàng bán pizza lớn nhất thế giới, một trong những thương hiệu lớn trong ngành thực phẩm, nhưng Pizza Hut giờ bán cả cánh gà và mỳ Italy. Tất nhiên là họ vẫn bán pizza. Pizza Hut sau khi mở rộng dòng sản phẩm đã xem xét việc đổi tên thành “The Hut” trong khoảng thời gian ngắn vào năm 2009.

Tại sao phải xây dựng nhận diện thương hiệu?

Các công ty ngày càng chú ý đến việc xây dựng thương hiệu, tăng ngân sách và đầu tư công sức vào việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu. Nhưng với nhiều những công ty khác, câu hỏi đặt ra là có cần thiết để xây dựng thương hiệu không? Và vì sao phải làm thế.
Trong bối cảnh cạnh tranh cao, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu.  Lý do rất đơn giản, là để bán được hàng.

Để bán hàng ngoài việc có sản phẩm tốt, bạn còn cần làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm đó tốt và phù hợp với họ. Khi thông tin về sản phẩm ít ỏi, người mua càng cần có sự thuyết phục của một thương hiệu mạnh. Lấy ví dụ, sản phẩm của bạn là quần áo, ai cũng có thể đánh giá chất lượng qua chất liệu, kiểu dáng rồi định giá thành.  Nhưng khi thương hiệu của bạn mạnh, câu chuyện hoàn toàn có thể khác. Hãy thử nghĩ người ta mua Nike vì điều gì? Vì Nike có hình ảnh thương hiệu khiến người mua cảm xúc (trẻ, năng động, dám dấn thân, cool) chứ không hẳn vì quần áo của Nike tốt hơn những hãng khác. Chính “cảm xúc” mới là yếu tố quyết định việc mua hàng và định giá.

 Tại sao phải xây dựng nhận diện thương hiệu?

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Quảng cáo du kích được lòng người xem

Quảng cáo sáng tạo, hay còn được gọi là quảng cáo du kích, là một trào lưu quảng cáo sử dụng những phương tiện không truyền thống, chi phí thấp nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhằm phổ biến thông điệp về sản phẩm, dịch vụ. Những công cụ hay được các nhà quảng cáo sáng tạo sử dụng có thể là những thứ bình thường như poster, tờ bướm cho đến những hình thức ngộ nghĩnh hơn như graffiti, nhảy flash mob, và viral marketing.
Một trong những ví dụ điển hình về thành công của quảng cáo sáng tạo, cụ thể hơn là viral marketing, ở Việt Nam là chiến dịch “Tìm em nơi đâu” của Close Up. Đây là một chiến dịch bài bản, nhận được sự quan tâm của khán giả, được xây dựng từ câu chuyện chàng sinh viên Nam muốn tìm lại một cô gái đã vô tình gặp trước đó trong một chiều mưa tầm tã.

Khách hàng bí ẩn là gì?

Mystery shopping (Người mua hàng bí ẩn) là chương trình kiểm soát chất lượng phục vụ, kỹ năng bán hàng, cách thức nhân viên trò chuyện với khách trực tiếp và qua điện thoại, đồng thời cũng là công cụ trợ giúp đắc lực trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, tổ chức gian hàng và nhiều yếu tố liên quan khác.
Hình thức Mystery shopping được áp dụng rộng rãi ở các công ty thực phẩm, hệ thống trạm xăng, dịch vụ giao nhận bưu kiện, các cửa hàng xe hơi…, nói chung là bất cứ công ty nào kinh doanh sản phẩm/dịch vụ đều có thể sử dụng biện pháp này. Đặc biệt, các công ty có mạng lưới bán lẻ thường coi đây là cách kiểm tra đơn giản và hiệu quả trong các chương trình giám sát hoạt động của các cửa hàng. Theo kết luận của các công ty đang tích cực áp dụng phương pháp mystery shopping, doanh số bán ra trong giai đoạn tiến hành các hoạt động này tăng lên 2-3 lần.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng


Hỏi

Em có 1 cửa hàng kinh doanh phân phối các loại sản phẩm thuộc lĩnh vực X (X có thể là quà tặng hoặc mỹ phẩm hoặc hoa…) với tên cửa hàng là ABC + logo riêng. Hiện tại em muốn đăng ký sở hữu nhãn hiệu cho tên ABC + logo trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm thuộc lĩnh vực X này.


1. Khi đăng ký sở hữu thương hiệu, em phải có công ty đúng không ạ? Có công ty để pháp luật chứng nhận thương hiệu ABC + logo là thuộc sở hữu của công ty em có phải không vì hiện tại em chưa có công ty. Nếu không được thì có cách nào khác để đăng ký không?

2. Ngoài cửa hàng, em còn có 1 website ABC.vn bán hàng trực tuyến (cùng các sản phẩm thuộc lĩnh vực X như cửa hàng) Liệu có thể đăng ký website ABC.vn là độc quyền trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến các loại sản phẩm X được không? Tức là Các wesite với domain ABC.com/net/com.vn… (ngoài ABC.vn) không có quyền bán hàng trực tuyến các loại sản phẩm X


1. Khi đăng ký nhãn hiệu không nhất thiết chủ thể đăng ký phải là công ty, cá nhân vẫn có thể đăng ký sở hữu nhãn hiệu, sản phẩm, tác phẩm do mình sáng tạo ra. Để đăng ký bạn cần liên hệ với Cục sở hữu trí tuệ (http://noip.gov.vn) hoặc cục bản quyền (http://cov.gov.vn) để xin hướng dẫn cụ thể các thủ tục đăng ký.

Về thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau: 
Bản sao chứng minh nhân dân (công chứng 2 bản) 
Hình ảnh logo 
…. 

2. Cục sở hữu trí tuệ không bảo hộ độc quyền tên website, và cũng không thể cấm các trang web khác bán hàng trùng với website của bạn miễn là bạn đăng ký website đó trùng với tên nhãn hiệu là được bảo hộ ngoài ra bạn nên mua tên miền đó lâu dài thì cũng không ai giành của bạn được, hoặc sản phẩm của bạn được nhà sản xuất uỷ quyền cho bạn bán/phân phối độc quyền

Tư vấn bởi Công ty Lửa Việt

Định giá thương hiệu trong mua bán và sáp nhập công ty

Hiện nay, Mua bán – Sáp nhập (M&A) giữa các công ty tại Việt Nam đang có xu hướng phát triễn thành một trào lưu. Trong các thương vụ mua bán – Sáp nhập hoặc mưu đồ mua bán – sát nhập của chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư, quá trình xác định và chứng minh giá trị tài sản vô hình – Thương hiệu là một quá trình phức tạp và dễ nảy sinh những bất đồng.
Mỗi thương hiệu có những nhóm cộng đồng, khách hàng mục tiêu khác nhau và thương hiệu được đánh giá bằng chính sự ghi nhận của các nhóm công chúng, khách hàng này. Nếu một thương hiệu không có một lượng công chúng, khách hàng mục tiêu thân quen thì thương hiệu đó chỉ là những cái tên thông thường. Chính nhóm khách hàng này sẽ định giá trị của một thương hiệu.

Định giá thương hiệu

Có rất nhiều nghiên cứu để đo lường phần đóng góp của thương hiệu vào giá trị của cổ đông, trong đó thành công nhất phải kể đến cuộc nghiên cứu “Những thương hiệu mạnh nhất toàn cầu” của Interbrand. Cuộc nghiên cứu đã rút ra kết luận: trung bình, thương hiệu đóng góp một phần ba vào giá trị cổ phiếu. Ở nhiều trường hợp, thương hiệu có thể nắm hơn 70% giá trị cổ phiếu.
Khi định giá doanh nghiệp cần gộp tất cả tài sản của doanh nghiệp đó, kể cả thương hiệu. Song chỉ đến cuối thập kỉ 80, người ta mới đưa ra những phương pháp định giá giúp giá trị đặc biệt của thương hiệu có quyền được hiểu và đánh giá một cách đúng đắn. Nếu như trước đây, ý tưởng tách biệt thương hiệu để đo lường, đánh giá khiến nhiều người nghi ngờ, không đồng tình thì nay việc đề ra một phương pháp chứng thực nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng rộng rãi, nhiệt tình của cả hai phía: marketing và tài chính. Để bảo đảm một loạt yêu cầu của các tiêu chuẩn kế toán, các vấn đề chuyển giá và thực hiện hợp đồng licensing; tiến hành liên kết (merger) và sát nhập (acquisition) v.v… đã khiến định giá thương hiệu trở thành một công việc vô cùng quan trọng trong các họat động kinh doanh ngày nay.

Lợi thế thương mại và Giá trị thương hiệu

Hỏi
Lợi thế thương mại và Giá trị thương hiệu có liên quan và tác động như thế nào với nhau? Cách tính giá trị của chúng như thế nào? Giá trị của Lợi thế thương mại và Giá trị thương hiệu trong giá trị doanh nghiệp được tính ra sao?
Đáp
1. Lợi thế thương mại và Thương hiệu có liên quan như thế nào?
Cả hai đều là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Quan hệ giữa hai loại tài sản này là quan hệ bổ sung.
Thương hiệu là một loại tài sản vô hình mà doanh nghiệp tạo dựng được qua quá trình hoạt động của mình. Ví dụ: Thương hiệu IBM, Microsoft… Vì là tài sản nên doanh nghiệp có thể sử dụng thương hiệu của mình để sinh lời.

Tại sao tôi phải xây dựng thương hiệu

Bạn phải xây dựng thương hiệu nhằm các mục đích sau (được xếp theo thứ tự mức độ cần thiết):
- Làm cho khách hàng phân biệt được sản phẩm của bạn với các sản phẩm khác cùng chủng loại
- Làm cho khách hàng nhớ tên sản phẩm của bạn khi nghĩ tới các sản phẩm cùng loại
- Làm cho tên sản phẩm hoặc tên công ty của bạn trở nên gần gũi và thân quen hơn với khách hàng khiến họ có thiện cảm khi quyết định mua sắm.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

7 lỗi cần tránh khi quảng cáo trên mạng xã hội

Theo một thống kê gần đây trên PewInternet, có đến ba phần tư cư dân mạng trên toàn cầu tham gia vào hoạt động mạng xã hội thông qua tài khoản như Facebook, LinkedIn, Twitter hoặc Google+.


Nói cách khác, nếu như cách đây một thập niên cùng với sự ra đời của Web 2.0, việc doanh nghiệp sở hữu một website là điều tất yếu thì giờ đây, thương hiệu của doanh nghiệp hoạt động trên các trang xã hội truyền thông là điều bắt buộc để vươn tới một khối lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ.

Tuy nhiên, chỉ với một sơ sót rất nhỏ, doanh nghiệp có thể hủy hoại thương hiệu một cách nhanh chóng. Để có thể tận dụng triệt để những lợi ích từ mạng xã hội, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp tránh được những sai sót sau đây.


Lý do chính để doanh nghiệp hiện diện trên các trang xã hội chính là chia sẻ tiếng nói của mình với thế giới bên ngoài.

Chuyện một hạt đậu làm chao đảo nước Anh và bài học về sức mạnh truyền miệng

Hình thức quảng cáo truyền miệng rất phù hợp để các nhà tiếp thị sử dụng khi ra mắt sản phẩm mới. Walkers là thương hiệu hàng đầu tại Anh với danh mục sản phẩm đa dạng từ khoai tây chiên đến đồ ăn nhẹ. Thách thức mà công ty gặp phải trong năm 2005 là: Làm thế nào để công ty tiếp tục phát triển kinh doanh trên một thị trường đã bão hoà?



Walkers là thương hiệu hàng đầu tại Anh với danh mục sản phẩm đa dạng từ khoai tây chiên đến đồ ăn nhẹ. Thách thức mà công ty gặp phải trong năm 2005 là: Làm thế nào để công ty tiếp tục phát triển kinh doanh trên một thị trường đã bão hoà?

Chiến lược quản lý và marketing thương hiệu hạng sang

Quản trị thương hiệu hạng sang, hầu hết các nhà quản lý trong ngành công nghiệp này đã nhận ra rằng kinh nghiệm và trải nghiệm là rất cần thiết. Nhưng hầu hết những gì chúng ta biết về việc thiết kế những trải nghiệm của khách hàng đều bắt nguồn từ việc phát triển cho các thương hiệu đại chúng.


Thương hiệu cao cấp là một câu chuyện hoàn toàn khác và đòi hỏi một cách tiếp cận rất cụ thể cho vấn đề quản lý thương hiệu và marketing. Dựa trên nghiên cứu sâu rộng của thị trường hàng xa xỉ, cao cấp và hạng sang, dưới đây là sáu điều mà các nhãn hiệu sang trọng cần tập trung vào để thiết kế và tiếp thị một trải nghiệm sang trọng thật sự cho khách hàng.


Câu chuyện về thương hiệu có mùi phụ nữ

Một trong những cách để thương hiệu đi vào cuộc sống và khác biệt với đối thủ cạnh tranh là biết kể câu chuyện thật hấp dẫn. Khách hàng không mua sản phẩm. Họ mua lý do tại sao sản phẩm đó ra đời.


Xì gà Havana Cuba đã đi vào huyền thoại nhờ câu chuyện thương hiệu rất hấp dẫn: các điếu xì gà có vị thơm khó cưỡng mùi … đàn bà. Ở Cuba hầu hết những nghệ nhân cuốn xì gà là phụ nữ. Không chỉ vì sự khéo léo. Chẳng biết từ khi nào, câu chuyện về phụ nữ và xì gà ở Cuba khá phổ biến. Những điếu xì gà có hương vị đặc biệt vì được cuốn trên đùi của những phụ nữ, nơi những chiếc lông tơ đã bám vào lá xì gà tạo nên mùi thơm làm khổ đàn ông.

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Những điểm cần khắc phục để học tiếng Anh trực tuyến hiệu quả

Học tiếng Anh online giờ đây được xem lựa chọn tối ưu cho những người luôn bận rộn với công việc và không có thời gian cho các khoá học tại chỗ, tuy nhiên cách học tiếng anh trực tuyến hiệu quả như thế nào rất nhiều người còn chưa thể nắm vững được, một số người còn có sự nhầm lẫn về học tiếng anh online.


Những điểm cần khắc phục để học tiếng Anh trực tuyến hiệu quả

Học tiếng anh online là không quan trọng

Không ít học viên khi được hỏi: “Quan điểm của bạn khi học tập online?” họ cho rằng, việc học tập trực tuyến không thực sự quan trọng với họ. Đây lại là một hiểu lầm đáng tiếc, theo họ học trực tuyến chỉ là cách học bổ sung – một kiểu học thêm không bắt buộc, hoặc tính tương tác của các chương trình trực tuyến không cao so với cách học trực tiếp. Thực tế, học trực tuyến luôn mang lại nhiều kiến thức, thông tin học tập phong phú, bổ ích, được cập nhật liên tục. Nếu người học biết tiếp cận và ôn luyện thường xuyên theo một kế hoạch và mục tiêu học tập rõ ràng, chắc chắn kết quả học tập sau 3- 6 tháng sẽ là không nhỏ.


LÊN ĐỜI – Vlog mới của các bạn trẻ chuẩn bị cho mùa thi

Lại một mùa thi nữa đến rồi, các bạn học sinh sau một thời gian lao tâm khổ luyện kiến thức để quyết định những bước đi tiếp theo trong sự nghiệp. Đó làkỳ thi đại học, kỳ thi này vốn được đánh giá là khó khăn nhất đối với những bạn vừa tốt nghiệp phổ thông.

Lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Lời khuyên duy nhất cho các bạn bắt đầu học tiếng Anh là thực hành, thực hành càng nhiều càng tốt, thực hành nhiều nhất có thể. Đó chính là bí quyết để thành công khi học bất cứ ngoại ngữ nào chứ không chỉ riêng tiếng Anh.

Vấn đề là nếu học tiếng Anh như một người mới bắt đầu, bạn sẽ rất băn khoăn và không biết mình nên thực hành thế nào. Bạn có nên xem các clip dạy học tiếng Anh cho người mới bắt đầu không? Thêm vào đó, bạn cần cố gắng nói tiếng Anh thật nhiều với bạn bè? … Đó là những lời khuyên tốt cho bạn nhưng bạn biết không, lời khuyên quan trọng nhất Cleverlearn muốn nhắn nhủ tới người học là hãy làm tất cả những điều đó theo 1 lịch trình thường xuyên như một thói quen hàng ngày. Đó là cách tốt giúp bạn cải thiện tiếng Anh của bản thân.

Nguyên tắc KISS khi viết thư tiếng Anh

Nguyên tắc KISS khi viết thư tiếng Anh rất quan trọng nhất là trong thời đại ngày nay. Bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc này trong nhiều trường hợp, nhiều lĩnh vực khác nữa.

Nguyên tắc KISS là chữ viết tắc của Keep It Short and Simple nhằm mục đích nhắc nhở, hướng dẫn chúng ta mỗi khi viết một lá đơn, một công văn hay thông báo phải ngắn gọn (Short), đơn giản (Simple) và đầy đủ thông tin để giúp người đọc nắm bắt vấn đề nhanh hơn, hiệu quả hơn.
nguyên tắc kiss, viết thư tiếng anh, viet thu tieng anh, thư, tiếng anh

6 nguyên tắc vàng khi dạy bé học tiếng Anh

Bé học tiếng Anh từ nhỏ và đúng phương pháp sẽ đem lại hiểu quả tốt và tự nhiên hơn nhiều so với người lớn chúng ta đi học. Nhưng cũng vì là trẻ em nên việc học sẽ không thể giống so với người lớn. Cleverlearn xin chia sẻ với bạn 6 nguyên tắc vàng bạn nên áp dụng khi dạy các bé học tiếng Anh ở nhà.

1. Chơi nhiều hơn dạy

Đối với trẻ em thì việc học không đơn thuần là ngồi vào bàn và nghe giảng, chép bài như người lớn. Hãy cho trẻ học mà chơi, chơi mà học. Lồng ghép việc dạy học vào các trò chơi sẽ khiến việc học với trẻ trở nên đa dạng và phong phú như 1 sân chơi vậy. Từ đó các bé sẽ chủ động tham gia vào bài học và say mê với việc học tiếng Anh từ lúc nào không biết.

Luyện kỹ năng nghe tiếng Anh qua các kênh truyền hình nổi tiếng

Để luyện kỹ năng nghe tiếng Anh còn yếu, bạn cần nghe tiếng Anh thật chuẩn và thật nhiều. Vậy bạn nên nghe ở đâu. Thật khó để tìm 1 người bạn bản ngữ sẵn sàng buôn chuyện với bạn nhiều giờ đồng hồ.

May mắn cho bạn là bạn có thể học cả ngày với những giọng nói bản ngữ cực chuẩn qua chiếc TV ở nhà, với một vài kênh truyền hình nổi tiếng và thú vị dưới đây. Bài viết này sẽ giúp bạn phương pháp luyện kỹ năng nghe tiếng Anh ngay tại cực kỳ thú vị và hiệu quả đó.

Một số kênh truyền hình nổi tiếng giúp bạn luyện tập kỹ năng nghe tiếng Anh hàng ngày phải kể đến như kênh tin tức CNN (giọng Anh –Mỹ), BBC (giọng Anh – Anh), CNBC,… kênh âm nhạc: MTV, kênh phim ảnh: HBO, Star Moive,… kênh giải trí, game show: star world, kênh về thiên nhiên, khám phá: Discovery Channel, National Geographic, kênh thể thao: ESPN (nay là FOX), Star Sport,...

5 cách giúp bạn phá băng khi luyện nói tiếng Anh với người nước ngoài

Luyện nói tiếng Anh với người nước ngoài đã trở thành nỗi sợ hãi chung của rất nhiều người mới bắt đầu học tiếng Anh thậm chí ngay cả những học viên đã học lâu năm nhưng chưa có cơ hội thực hành giao tiếp nhiều.

Lần đầu gặp gỡ một người nước ngoài, nếu bạn chưa biết gì về họ, bạn làm quen bằng cách nào, làm sao để có một cuộc nói chuyện thú vị với người xa lạ đó? Dưới đây là 5 cách giúp bạn phá băng, gỡ bỏ sự lúng túng để bắt đầu cuộc nói chuyện thật cởi mở.
  1. Tìm điểm chung với người đó.
Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn không biết gì về người lạ kia, bạn chỉ cần biết là họ đang ở cùng phòng với bạn, vậy điều gì đưa họ tới đây, bạn có thể hỏi “So what brings you here?”, hoặc nếu bạn được giới thiệu bởi một người thứ 3 (tên là A) quen biết cả 2 người, hãy hỏi bạn quen biết A như thế nào? “How do you know A?”

Âm câm trong tiếng Anh

Âm câm trong tiếng Anh

Âm câm trong tiếng Anh thường được hiểu theo cách cơ bản là một âm tiết trong từ không được đọc đến. Hiện tượng này cũng đã gây ra không ít khó khăn cho người học tiếng Anh trong việc phát âm chuẩn các từ chứa âm câm cũng như trong việc sử dụng các mạo từ a,an,the. Cách đơn giản để xác định được các từ có chứa âm câm này đó là học và ghi nhớ những chứ cái nào sẽ câm trong tổ hợp những chứ cái nhất định. Dưới đây, Cleverlearn sẽ tổng hợp là một số trường hợp âm câm điển hình trong tiếng Anh để các bạn tham khảo.

1. Âm B câm

Cách đọc sách tiếng anh hiệu quả

Cách đọc sách Tiếng Anh hiệu quả, trước hết cần phải xác định rằng càng đọc nhiều-thực hành nhiều thì tiến bộ càng nhanh.
cach-doc-sach-tieng-anh-hieu-qua
Không cần tra từ khi đang đọc: Tiếng Anh, ngay cả tiếng Việt, hay bất kì một ngôn ngữ nào khác, khi đọc sẽ gặp rất nhiều từ mới. Trong trường hợp này, nhờ vào ngữ cảnh mà có thể đoán được từ. Vì vậy trong khi đọc, nếu gặp từ mới, không nên dừng đọc và tra từ đó, chỉ gạch chân để sau này xem lại. Việc dừng lại trong khi đọc để viết, hoặc tra từ,… sẽ làm đứt mạch. Theo Tony Buzan, bộ não chỉ được “lập trình” để làm một việc một lúc, khi làm hai hay nhiều việc cùng một lúc sẽ gây mất tập trung và mạch văn sẽ bị ngắt quãng gây quên.

5 Quy tắc nói tiếng Anh bạn cần biết

  1. Đừng tốn quá nhiều thời gian vào việc học ngữ pháp
grammar
Quy tắc này nghe có vẻ xạ lạ đối với nhiều sinh viên nhưng nó lại là một trong những quy tắc quan trọng nhất. Nếu bạn muốn vượt qua những kỳ thi thì nên học ngữ pháp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở nên thành tạo tiếng Anh thì bạn nên cố gắng học tiếng Anh mà không học ngữ pháp.