Mong rằng qua bài viết này, những nhà quản trị, điều hành và các bạn đang làm marketing, digital marketing phần nào tìm được câu trả lời cho câu hỏi ‘tại sao mình làm digital marketing vẫn chưa hiệu quả?’
Thiệt thòi của những người làm Digital Marketing là không có trường lớp chính quy nào đào tạo cho họ những thứ abc, bài bản. Để tiện theo dõi, mình giới thiệu một mô hình thô sơ đối với những người làm marketing khi chạy chương trình cho một sản phẩm, chạy một chiến dịch.
———————————————————————————————–
(1) Sản phẩm (2) Công cụ (3) Khách hàng
(bán cái gì) (như thế nào) (cho ai)
(bán cái gì) (như thế nào) (cho ai)
========================================================
———————————– (4) Sáng tạo ————————————–
copywriting – concept – design – thông điệp…========================================================
copywriting – concept – design – thông điệp…========================================================
1. Không thấu hiểu sản phẩm mà mình đang bán.
Mình chẳng quan tâm đến mớ lý thuyết lằng nhằng về việc ‘bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào’ cái nào quan trọng hơn hoặc kiểu ‘bán cái mình có hay bán cái KH cần’ – cái đó dành cho dân sales. Nhưng chắc chắn một điều, làm marketing – làm tiếp thị, làm thị trường (thuần Việt) thì phải thấu hiểu sản phẩm mình đang ‘bán’.
Người làm marketing không ‘bán’ theo nghĩa thường là tiền trao, cháo múc, mà bán theo nghĩa rộng hơn, reo rắc vào đầu KH hình ảnh, mong muốn và một tỉ thứ khác liên quan đến sản phẩm, làm cho KH muốn mua sản phẩm đó. Mà nếu không thực sự hiểu về sản phẩm thì chịu chết, đừng nói đến việc tìm ra UPS, rồi khác biệt rồi lợi thế rồi hầm bà lằng những thứ đằng sau.
Hầu hết chỉ ‘biết’ sơ qua về sản phẩm của mình, màu sắc, cấu hình, công dụng. Còn hiểu sâu bên trong thì không, công nghệ như thế nào, thiết kế ra sao, xuất phát từ ý tưởng nào, ưu việt ở đâu, lịch sử phát triển, giải quyết vấn đề người dùng như thế nào… ít người nắm được. Đặc biệt đối với các bên kinh doanh nhiều mặt hàng, sản phẩm dịch vụ khác nhau.
Nhưng không hiểu mình bán cái gì thì bán được cho ai? Bạn dành được bao nhiêu thời gian để nghiên cứu tìm hiểu một sản phẩm, dịch vụ trước khi làm marketing, truyền thông cho nó?
2. Không thấu hiểu công cụ mình đang sử dụng
Với marketers, công cụ luôn rất quan trọng, với digital marketers, công cụ cực kỳ quan trọng, vừa là công cụ (tools), vừa là kênh (channel), vừa là phương tiện (medium). Nắm vững cách thức vận hành, cách sử dụng công cụ là điều bắt buộc đối với bất cứ một digital marketers nào – giống như cung tên và mũi tên vậy, không nắm chắc, sao bắn trúng đích?
Trình độ sử dụng công cụ – về mặt bằng chung – là khá khẩm hơn về hiểu biết sản phẩm. OK, anh biết quảng cáo trên facebook như thế nào, Google Adwords ra sao, anh biết làm SEO, affiliate marketing, biết xài SMS branding… rồi sao nữa?
Thực ra biết, sử dụng thành thạo là phần đa, còn thấu hiểu thì là số ít. Ví dụ: bạn có thể nắm rất rõ giao diện sử dụng quảng cáo của facebook nhưng sẽ không nhiều người hiểu được bản chất bên trong, cách thức vận hành, các tính năng của facebook đưa ra, cái nào là đang thử nghiệm, cái nào đang hoạt động rất tốt, cái nào chỉ mang tính ‘làm cho có’ – và quan trọng hơn cả, cái nào phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và tập KH của bạn.
Hoặc một điều đơn giản, facebook là một mạng xã hội (social network), đối với người làm thị trường, truyền thông, facebook mới được coi là media nhưng nhiều người nhắc đến facebook là dán ngay cho nó cái mác ‘social media’ và luyên thuyên về nó.
Mình không biết nhiều người nắm và thấu hiểu công cụ digital marketing như vậy.
Và kết cục, hầu hết những nhân sự dán mác “marketers” bây giờ, bản chất, chỉ là những người vận hành công cụ mà thôi. Trong những tool-marketers ấy cũng phân hóa ra người giỏi người kém, người mới học việc, người đã dùng lâu. Nhưng tựu chung lại, chỉ là vận hành, máy móc, và có thể bị thay thế bất cứ lúc nào khi một trong hai trường hợp xảy ra – có người vận hành giỏi hơn, kinh nghiệm tốt hơn hoặc công cụ thay đổi và anh không thích nghi, đáp ứng kịp.
3. Không tò mò.
Một trong những đặc trưng của người làm marketing là tính tò mò, hiếu kỳ, hay đặt các câu hỏi. Ví dụ như ngay sau đây, sẽ có rất nhiều người đặt câu hỏi “những sai lầm thường mắc phải tiếp theo là gì nhỉ?” vì cũng tầm gần 800 chữ rồi, đủ tiêu chuẩn một bài viết nên mình sẽ hẹn các bạn sang phần tiếp theo.
Còn nếu bạn không tò mò, không chờ đợi phần hai thì cũng chẳng sao, bạn không phải là đối tượng độc giả của mình, cũng không phải là marketers “chính hãng” – chắc chắn luôn!
Nguồn: Trần Anh Tú – Giám đốc Thương mại điện tử Trung tâm điện máy HC; đồng thời là chuyên gia tư vấn của dự án Gobrand (Thanhs Branding)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét