Trong một kỷ nguyên của những ý tưởng với những cơ sở vật chất và phương tiện truyền thông hiện đại có thể lan truyền các ý tưởng mới với tốc độ “tên lửa” thì việc trở thành một doanh nhân, một người sáng tạo thật thú vị. Chúng ta có vô vàn cơ hội để biến đổi, phát triển, và kết nối. Các công cụ hiện có với giá cả phải chăng cũng giúp bạn tiếp cận khán giả một cách trực tiếp hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, tất cả những yếu tố tuyệt vời này cũng có những mặt trái gây phiền hà. Mức độ chú ý đang dần bị thu hẹp lại. Thế giới đang tràn ngập các nội dung, khiến khách hàng choáng ngợp. Một ý tưởng chỉ tốt thôi là chưa đủ, nó cần phải thực sự nổi bật mới thì mới được mọi nguời chú ý và ghi nhớ.
Để có thể cho ra đời những ý tưởng nổi bật như vậy, đòi hỏi các doanh nhân, phải không ngừng sáng tạo. Tuy nhiên, tiềm năng sáng tạo của bạn lại rất dễ bị “thui chột” bởi rất nhiều yếu tố trong cuộc sống. Dưới đây là bốn điều lớn mà có thể giết chết khả năng sáng tạo của bạn:
1. TÍNH CẦU TOÀN
Nếu bạn đang cố “nặn cho ra” những ý tưởng hoàn hảo để tiếp cận những đối tượng hoàn hảo tại một thời điểm hoàn hảo, thì đến khi đó có lẽ đã là quá muộn. Việc theo đuổi sự hoàn hảo sẽ khiến bạn chậm lại. Và bất cứ điều gì khiến bạn chậm lại cũng là “kẻ thù”. Tôi không nói rằng bạn không nên suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động hay không dành thời gian để lên kế hoạch. Nhưng ngày nay, bạn càng sớm đưa sản phẩm hay ý tưởng của mình ra thị trường thì bạn càng sớm nhận được dữ liệu và thông tin phản hồi thực tế để nghiên cứu xem mình phải điều chỉnh nó thế nào.
Sự cầu toàn là kẻ thù của hành động. Một quyết định tốt được đưa ra một cách nhanh chóng thường tốt hơn so với một quyết định hoàn hảo mà chẳng thể thực hiện. Tôi đã từng vật lộn với mong muốn mọi thứ phải luôn hoàn hảo ngay từ đầu và rồi đã phải từ bỏ khi nhận ra sự hoàn hảo là quá xa vời. Nhưng hãy ghi nhớ: sự hoàn hảo không nhất thiết luôn phải đi đôi với sự thành công
2. SỰ LƯỠNG LỰ
Để tạo nên một sản phẩm hay dịch vụ hữu ích đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức, tận tâm, tận tuỵ và cả tình yêu dành cho nó. Điều này có thể khiến bạn chỉ muốn dành thời gian để làm ra những thứ có giá trị với thế giới hay với những nguời bạn muốn giúp đỡ. Với rất nhiều ý tưởng “nhảy múa” trong tâm trí của bạn nhưng khoảng thời gian để biến chúng thành hiện thực lại chỉ có hạn, bạn rất dễ cảm thấy choáng và không thể phân tích mọi thứ. Có thể bạn đang chờ đợi một ý tưởng thực sự hoàn hảo đến với mình hoặc ý tưởng nào bạn cũng thấy hứng thú như nhau nhưng cái nào cũng tốn thời gian để thực hiện cả. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là: bạn phải quyết định. Nếu bạn không quyết định, sẽ chẳng có gì xảy ra. Khi đó, trí óc bạn sẽ chuyển về chế độ phản ứng thay vì chủ động, và bạn sẽ thực hiện những công việc không mấy quan trọng để lảng tránh phải đưa ra các quyết định lớn.
3. LO SỢ THẤT BẠI
Có lẽ bạn đã thất bại nhiều lần. Điều đó không có nghĩa là bạn không tuyệt vời hay không thông minh. Hầu hết tất cả chúng ta đều từng phải nếm trải mùi vị của sự thất bại. Dr. Seuss đã bị hơn 20 nhà xuất bản từ chối. Charles Kettering từng nói, "Một nhà phát minh thất bại 999 lần, và nếu anh thành công dù chỉ một lần, anh ta sẽ được mọi nguời biết đến” Hãy coi những thất bại của mình chỉ đơn giản là những lần luyện tập. Thất bại không phải vấn đề gì to tát; vấn đề là bạn có thể đứng dậy sau mỗi lần thất bại hay không.
4. KHÔNG THỂ HOÀN TẤT DỰ ÁN
Gần như tất cả những người sáng tạo mà tôi biết – dù là doanh nhân hay nghệ sĩ – đều phải đấu tranh để có thể hoàn thiện ý tưởng mà mình đã theo đuổi. Có quá nhiều thú thu hút sự chú ý của chúng ta. Đối với những nguời có tinh thần doanh nhân và sáng tạo, việc theo đuổi những thứ mới mẻ thường khiến họ hứng thú hơn so với việc thực hiện tất cả các nhiệm vụ, bao gồm cả những công việc tẻ nhạt để hoan tất được một ý tưởng . Hãy thành thực đi, bạn hiện có bao nhiêu dự án còn dang dở và bị để sang một xó?
LỜI KẾT
Vậy, khi theo đuổi và thực hiện một ý tưởng, đừng quá cầu toàn hay lưỡng lự hay lo sợ rằng mình sẽ thất bại, hãy tự tin đưa ra quyết định, làm hết sức mình để theo đuổi ý tưởng đó đến cùng và giới thiệu nó với mọi người. Khi đó bạn có thể thu nhận được những ý kiến góp ý để kịp thời sửa chữa cải tiến ý tưởng đó. Và khi đó, chắc chắn ý tưởng của bạn sẽ trở thành một ý tưởng tuyệt vời và khả năng sáng tạo của bạn sẽ được phát triển lên một tầm vóc mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét